Ý nghĩa của từ Đông trùng Hạ thảo

- 13.03.2020 0 Comment 2640 Views

Đôi khi một cái gì đó quá rõ ràng lại khiến con người cảm thấy khó hiểu hơn những thứ còn mập mờ, ví dụ như ý nghĩa của từ Đông trùng Hạ thảo. Chính vì biết rõ mùa đông là côn trùng, sang hè lại hoá thành cây dạng thân thảo nên người ta lại không biết phải gọi Đông trùng Hạ thảo là động vật hay thực vật.
 

Nguồn gốc và ý nghĩa của từ Đông trùng Hạ thảo?
Cordyceps là tên gọi trong tiếng Anh của Đông trùng Hạ thảo, đây là một chi nấm có tên ascomycete, trong đó bao gồm khoảng 400 loài đã được xác định và nhiều loài rất quý hiếm. Cho đến nay, loài được biết đến nhiều nhất của chi là Cordyceps sinensis, lần đầu tiên được ghi nhận ở Tây Tạng vào thế kỷ 15. 



Đông trùng Hạ thảo phát triển trong tự nhiên


Năm 2007, sau khi lấy mẫu DNA đi phân tích và kiểm tra, kết quả cho thấy loài này gần như không liên quan đến hầu hết các thành viên còn lại của chi; kết quả là nó được đổi tên thành Ophiocordyceps sinensis và được đặt trong một họ mới, họ Ophiocordycipitaceae. Chính vì vậy, chỉ có loại này được gọi chính thức là Đông trùng Hạ thảo Ophiocordyceps sinensis với các tác dụng dược lý cao. Các loài còn lại trong chi tuy vẫn có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh nhưng chỉ được gọi là trùng thảo.
Trong tiếng Tạng, Đông trùng Hạ thảo có tên là yartsa gunbu hay yatsa gunbu và phiên âm trong tiếng Trung là 冬虫夏草 (phát âm là dōng chóng xià cǎo). Sở dĩ người ta đặt tên này cho nó vì nhận thấy mùa đông loài nấm Ophiocordyceps sinensis bắt đầu quá trình sống ký sinh trong cơ thể ấu trùng sâu. Đây là giai đoạn sâu non tìm nơi đất ẩm để trốn thời tiết lạnh giá đồng thời kết kén chuẩn bị cho quá trình thay đổi hình dạng biến thành bướm. Những con sâu bị nấm ký sinh sẽ bị loài nấm này lấy đi chất dinh dưỡng bên trong cơ thể thể cho đến khi nó chết đi. Mùa hè đến cũng là lúc thời tiết ấm áp, độ ẩm cao và bắt đầu có mưa, đây là thời điểm vừa lúc thích hợp cho muôn loài đâm chồi nảy lộc. Các bào tử nấm ký sinh trong giai đoạn này cũng đã hấp thụ hết chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu con và đâm chồi phát triển xuyên qua mặt đất. 


Loài Đông trùng Hạ thảo hình thành từ nấm Ophiocordyceps sinensis sinh sống trên vùng núi cao nguyên có độ cao trung bình 3500-5000 mét ở dãy Himalaya. Đây là loại nấm tự nhiên có giá trị về mặt dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể rất cao, nhận biết được lợi ích của loài nấm này, Đông trùng Hạ thảo trong tự nhiên đang bị khai thác quá mức bởi con người dẫn đến nguy cơ có thể cạn kiệt 


Ý nghiã của từ Đông trùng Hạ thảo đến từ quá trình hình thành
Ý nghĩa của từ Đông trùng Hạ thảo xuất phát từ quá trình hình thành 

 

Ý nghĩa của từ Đông trùng Hạ thảo trong y dược
Trong thành phần cấu tạo một cá thể Đông trùng Hạ thảo có nhiều thành phần có giá trị dược tính cao mà cơ thể con người không có khả năng tổng hợp được. Cụ thể hơn, các thành phần dược tính của Đông trùng Hạ thảo bao gồm: 
- Axit amin có 17 loại khác nhau
- D-mannitol: một loại đường được dùng như một loại thuốc cho người tiểu đường vì ít hấp thụ ở ruột non
- Lipid: còn gọi là chất béo, cần thiết cho sự phát triển thể chất của con người. Lipid từ thực vật gọi là dầu, từ động vật gọi là mỡ.
- Các nguyên tố vi lượng như Na, Si, K, Al, … có tác dụng giúp trao đổi chất trong cơ thể
- Axit cordiceptic, adenosin, cordycepin và hydroxyethyl-adenosin: các hợp chất quý có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mọi người
- Hoạt chất Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs (viết tắt là HEAA): có tác dụng kháng khuẩn, chống lại virus, hiện đang được sử dụng trong điều trị HIV/AIDS cho bệnh nhân tại các quốc gia có hệ miễn dịch bị suy giảm ở châu Phi.
- Nhóm vitamin tan trong nước: vitamin B2, B12 và vitamin C giúp tổng hợp collagen, ngăn ngừa rụng tóc, loại bỏ nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim,...
- Nhóm vitamin tan trong dầu: vitamin A, vitamin E, vitamin K có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa ở nữ, ngừa các triệu chứng tai biến mạch máu não, hỗ trợ điều trị mụn do bệnh lý và giúp bạn có đôi mắt tinh anh, khỏe mạnh,...

Các loại Đông trùng Hạ thảo tự nhiên và nuôi cấy nhân tạo đều có tác dụng dược lý giống nhau, và nồng độ các loại vi chất có trong Đông trùng Hạ thảo rất cao nên mới tạo nên giá trị của chúng. Trong môi trường sống tự nhiên 100 gram hạ thảo có đến 29,19 mg vitamin A, có tận 116,03 mg vitamin C và xấp xỉ 0,12 gram vitamin B12,...

Trong y học cổ đại Tây Tạng cho rằng Đông trùng Hạ thảo là loại dược liệu quý hiếm, cân bằng được âm dương, là sự kết hợp độc đáo giữa cây và con. Bản thân các loại trùng thảo có đến 25 tác dụng đã được nghiên cứu và chứng minh trong y học, bao gồm: 
+Thúc đẩy quá trình trao đổi máu ở tim, cân bằng nhịp tim 
+Ngăn chặn sự suy thoái chức năng thận, khôi phục và tái sinh các tế bào tiểu quản. Thuốc tân dược có hiệu quả nhanh nhưng để lại tác dụng xấu cho thận, lúc này Đông trùng Hạ thảo sẽ bảo vệ thận bạn khỏi những hư tổn
+Tăng cường và điều tiết hệ miễn dịch ở người bình thường và người đang có bệnh. Gia tăng năng lực của các tế bào miễn dịch


Ý nghĩa của từ Đông trùng Hạ thảo làm nhiều người nhầm lẫn
Đông trùng Hạ thảo có giá trị bồi bổ cơ thể rất cao


+Ức chế quá trình lão hóa tự nhiên của con người, giảm các bệnh tuổi già như hay quên, đau mỏi xương khớp
+Tăng cường nội tố tự nhiên trong cơ thể
+Cải thiện hiệu quả liệu trình điều trị ung thư, thu nhỏ kích thước khối u
+Hạn chế tối đa tác dụng phụ của tia gamma trong quá trình sử dụng trên cơ thể người.
+Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể người bệnh lâu năm, thông thoáng mạch máu, chống tắc nghẽn động mạch
+Tác dụng tốt đối với người suy dinh dưỡng bằng cách giúp đường ruột hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn
+ Giúp những người bị stress do công việc định thần ngủ ngon, cải thiện trí nhớ
+Cường dương, cải thiện sức khỏe sinh lý nam giới
+Tổng hợp collagen, làm mịn da, hỗ trợ làm đẹp ở nữ giới

Dựa vào nguồn gốc nấm Đông trùng Hạ thảo đã đủ thấy được giá trị của chúng chưa cần kể thêm các giá trị dược tính dùng trong y học. Hiện nay, các nhà khoa học đã và đang tiếp tục nghiên cứu để tận dụng tối đa các thành phần dinh dưỡng có trong Đông trùng Hạ thảo.
 

Ý nghĩa của từ Đông trùng Hạ thảo trong kinh tế
Giá trị của các loại Đông trùng Hạ thảo khác nhau tùy thuộc vào kích thước, hình dáng và nguồn gốc của chúng. Hiện nay Đông trùng Hạ thảo trên cao nguyên Tây Tạng có giá bán cao nhất vì giá trị dược liệu cao và đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Mỗi cân Đông trùng Hạ thảo có thể có giá bán lên đến 2 tỷ đồng.


Ý nghĩa của từ Đông trùng Hạ thảo trong kinh tế
Người dân Tây Tạng và Đông trùng Hạ thảo đã được thu hoạch


> > Xem thêm: Sản phẩm Đông trùng Hạ thảo CordyPure
Các loại trùng thảo đạt yêu cầu có kích thước trung bình từ 4-11cm, bao gồm cả phần râu, râu là nơi chất dinh dưỡng tồn tại nhiều nhất. Phần nhộng sâu dài từ 3-5 cm, đường kính dao động từ 0,3-0,8 cm. Đông trùng Hạ thảo nguyên con được bảo quản đúng cách sẽ có màu vàng nâu hoặc vàng cam tùy loại, phần cơ thể sâu non đã chết giòn, dễ bẻ  gãy, bên trong có màu hơi ngả vàng hoặc trắng ngà.
Với giá trị kinh tế cao như vậy, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và nuôi trồng thành công các loại Đông trùng Hạ thảo nhân tạo trong đó có Việt Nam. Các loại Đông trùng Hạ thảo giá bán dao động từ 45-60 triệu/kg, thành phần dược tính bên trong gần như không có sự khác nhau so với được hình thành trong tự nhiên. Để tránh tiền mất tật mang, khi mua trùng thảo nguyên con nên lựa những con còn cả râu và phần sâu bên dưới. Để tiện sử dụng bạn có thể mua các sản phẩm đã chế biến dưới dạng viên hay bột của các công ty có uy tín tại Việt Nam, Medifun là một trong những cái tên bạn có thể tham khảo.

- 13.03.2020

Topic: