Tai biến mạch máu nào là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong chỉ đứng thứ 2 sau các bệnh lý tim mạch. Theo thống kê tổ chức WHO, mỗi năm có đến 15 triệu người bị tai biến. Trong đó có 5 triệu trường hợp tử vong và 5 triệu phải chịu đựng di chứng vĩnh viễn do tai biến để lại.
Tại Việt Nam chúng ta, mỗi năm trung bình có hơn 200.000 ca tai biến mạch máu não, trong đó có hơn 50% tử vong, 10% tàn tật vĩnh viễn và số còn lại có thể sống sót nhưng phải chịu đựng nhiều di chứng. Trong năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện điều trị tai biến tăng lên từ 1,5 - 2,5% trong đó đối tượng điều trị nam giới có tỉ lệ cao gấp 4 lần nữ giới.
Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm, gây tử vong chỉ sau tim mạch
Một điều đáng lo ngại, bệnh tai biến mạch máu nào ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trước kia chúng ta chỉ nghĩ chỉ có những người cao tuổi, người có bệnh lý nền mới bị thì bây giờ những thanh niên ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn đều có nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não nhưng thường gặp nhất ở những người bị đái tháo đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, béo phì, người ít vận động, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, chế độ sinh hoạt không khoa học…
Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết tai biến não mà bạn cần phải cảnh giác:
Nhức đầu dữ dội, đột ngột, cảm thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn đi, đứng không vững.
Khả năng cầm, nắm đồ vật khó khăn. Rối loạn ngôn ngữ như nói khó, nói ngọng (triệu chứng này có thể chỉ diễn ra ít phút nhưng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến xảy ra)
Có cảm giác như kiến đốt, đau nhức khó chịu ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.
Mất kiểm soát, rối loạn trí nhớ, mất định hướng về không gian và thời gian.
Xuất hiện như có cảm giác có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một, hai phần trong giây lát.
Tai biến thường xảy ra đột ngột, khó lường chính vì vậy bạn nên chú ý các dấu hiệu nhận biết.
Người bệnh tai biến mạch máu não có khả năng phục hồi cao không? Người bị tai biến sống được bao lâu? Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia y tế cho rằng, người bệnh bị tai biến mạch máu não có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, khả năng phục hồi tai biến cao hay thấp còn phục thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian cấp cứu, độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh và phương pháp điều trị.
Thời gian phát hiện bệnh và cấp cứu
Thông thường, 3 - 4h đầu tiên khi người bệnh bị tai biến được xem là khoảng “thời gian vàng” do tai biến thường xảy ra đột ngột và đây là lúc dấu hiệu của bệnh xuất hiện. Nếu cấp cứu kịp thời, xử trí đúng cách sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong cũng như di chứng của tai biến mạch máu não.
Hãy đưa người bệnh đột quỵ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Ngược lại, nếu không được cứu chữa kịp thời trong khoảng thời gian vàng này thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao hoặc người bệnh sẽ phải chịu nhiều di chứng nặng nề như rối loạn tâm thần, mất khả năng nói, rối loạn cảm giác, yếu liệt tay chân, thậm chí là liệt vĩnh viễn không có khả năng phục hồi.
Trường hợp 1: Bệnh nhân gặp phải cơn tai biến nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu máu thoáng qua
Đối với trường hợp này, người bệnh có thể tự phục hồi sức khỏe mà không cần đến sự can thiệp y tế và cũng rất hiếm khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không vì thế mà chủ quan. Vì cơn tai biến nhẹ có thể là một lời cảnh báo sớm về một cơn tai biến nguy hiểm trong tương lai. Người bệnh cần chủ động thăm khám và có những phương pháp phòng ngừa bệnh, tránh nguy cơ tái phát.
Trường hợp 2: Bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu não
Đây là loại tai biến mạch máu não phổ biến nhất. Nguyên nhân là do mạch máu bị tắc nghẽn bởi các cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa động mạch gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, quá trình cung cấp oxy lên não bị ngưng trệ.
Có đến 80% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch, cục máu đông.
Trường hợp 3: Xuất huyết não
So với 2 trường hợp trên xuất huyết não có tỷ lệ người mắc thấp hơn. Tuy nhiên, đây lại là dạng tai biến nguy hiểm nhất, gây tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề.
Độ tuổi cũng là yếu tố quyết định khả năng phục hồi bệnh tai biến mạch máu não của người bệnh. Người trẻ tuổi sẽ có khả năng phục hồi chức năng, cải thiện di chứng tốt hơn so với người cao tuổi.
Cấp cứu kịp thời và áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, khoa học thì người bệnh có khả năng phục hồi hoàn toàn sau tai biến hoặc nếu có di chứng thì cũng không đáng kể. Dễ phục hồi hơn so với những phương pháp điều trị thiếu khoa học.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tai biến cần cung cấp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm dưỡng chất. Nên chú trọng ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3 như cá ngừ, cá hồi, các loại rau củ tươi.
Hạn chế muối trong chế độ ăn phục hồi sức khỏe người bệnh tai biến, đột quỵ
Khi chế biến thực phẩm cần tránh sử dụng nhiều muối, vì khi muối vào máu sẽ hấp thụ với nước sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở người bệnh. Món ăn cần được nấu kỹ hoặc xắt nhuyễn cho mềm, dễ nuốt, ưu tiên các món có nước. Khi cho người bệnh cần chú ý tránh bị sặc, nôn, dùng muỗng đút từng phần nhỏ thức ăn. Đối với trường hợp nặng phải ăn bằng ống thông thì nên hỗ trợ từ nhân viên y tế.
Người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi điều độ, hạn chế làm việc nặng trong thời gian phục hồi sau tai biến mạch máu não.
Khi ngủ cần chú ý tư thế nằm của người bệnh. Cụ thể, đầu giường nên cao 30 độ so với đầu, cổ, nằm thẳng, tránh gối quá cao gây khó thở. Đồng thời, người nhà bệnh nhân nên dành nhiều thời gian trò chuyện chia sẻ cùng người bệnh để mang đến không khí lạc quan, giúp họ tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
Liệu nửa người là di chứng thường gặp nhất ở người bị tai biến mạch máu não. Nếu ở mức độ nhẹ, người bệnh nên vận động 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi lại trong nhà hoặc vườn, khi đi cần có người nhà hỗ trợ. Hoặc chọn vật lý trị liệu ở các trung tâm y tế. Sau khi tập, người nhà nên xoa bóp bắp tay, bắp chân người bệnh để lưu thông mạch máu, phòng ngừa chứng cứng khớp, teo cơ…
Vật lý trị liệu là giải pháp tốt, giúp phục hồi chức năng sau tai biến.
Nếu bệnh nhân di chứng nặng, nằm liệt thì cần thay đổi tư thế của người bệnh thường xuyên để tránh teo cơ, hạn chế tình trạng viêm loét, hoại tử da…
Phục hồi chức năng và cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu não là một nhiệm vụ hết sức phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp tích cực giữ người bệnh và người chăm sóc.
Để có thể nhanh chóng phục hồi sau tai biến mạch máu não, ngoài việc có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh tai biến mạch máu não nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược đem lại hiệu quả tích cực hơn. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này phải nói đến thực phẩm bổ sung cao cấp bảo vệ sức khỏe Đông trùng Hạ thảo CordyPure.
Đông trùng Hạ thảo CordyPure là sản phẩm giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu. Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, cải thiện di chứng, đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng sau tai biến và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Đông trùng Hạ thảo CordyPure xóa tan nỗi lo tai biến, đột quỵ.
Sở dĩ Đông trùng Hạ thảo CordyPure có công dụng ưu việt trên là nhờ thành phần chính bột Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis 300mg. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong đông trùng có chứa nhiều D-mannitol và Adenosine - Hai chất có khả năng tăng lượng oxy, giảm cholesterol trong máu, điều hòa quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa tai biến, đột quỵ hiệu quả. Bên cạnh đó, trong đông trùng còn chứa tới 17 loại axit amin, khoáng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch người bệnh.
Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên lại được điều chế dưới dạng viên nang tiện lợi. Đông trùng Hạ thảo CordyPure đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều bệnh nhân tai biến, đột quỵ.
Bệnh tai biến mạch máu não có khả năng phục hồi không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dù có phục hồi thì chắc chắn vẫn để lại nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng cuộc sống người bệnh. Để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh, hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học đồng thời kết hợp sử dụng Đông trùng Hạ thảo CordyPure mỗi ngày, bạn nhé!
Topic: