Công ty Cổ phần Nấm Nguyên Long – xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Khoảng 9h sáng, chúng tôi có mặt tại Công ty Cổ phần nấm Nguyên Long huyện Lạc Dương, Lâm Đồng trong sự đón tiếp niềm nở của TS. Trương Bình Nguyên, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho những công trình nghiên cứu về Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis đầu tiên tại Việt Nam.
Sau khi mọi người ổn định vị trí. TS. Trương Bình Nguyên bắt đầu giới thiệu về cơ duyên thầy đến với Đông trùng Hạ thảo. Khi đó, tên gọi Đông trùng Hạ thảo hầu như còn rất mới mẻ đối với người Việt Nam. TS. Nguyên cho biết nhóm thầy đã nhiều lần thử nghiệm thất bại trước khi đề tài nghiên cứu khoa học về nuôi cấy đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis thành công.
TS. Trương Bình Nguyên, Viện trưởng viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp công nghệ cao, Trường Đại học Đà Lạt
TS. Trương Bình Nguyên giới thiệu về quy trình nuôi cấy Đông trùng Hạ thảo
“Cái khó nhất là Đông trùng Hạ thảo chỉ sinh trưởng ở độ cao từ 3.500m trở lên trong khi Đà Lạt không thể đạt được độ cao ấy nên khí hậu, thổ nhưỡng, độ ẩm... khó có thể tạo ra sản phẩm thành công,” TS chia sẻ.
Phòng nuôi Đông trùng Hạ thảo
Phương pháp nuôi cấy: chủng nấm Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo gồm một số thành phần cơ bản như: khoai tây Đà Lạt, đường saccharose, peptone, cao nấm men… Sau khi chuẩn bị môi trường, giống được đưa vào và phân ra các hộp nhỏ, mỗi hộp tương ứng 200mL, nuôi cấy lỏng tĩnh trong khoảng thời gian 45-60 ngày sẽ thu hoạch.
Phòng nuôi Đông trùng Hạ thảo
Được biết, ngoài sản xuất Đông trùng Hạ thảo, công ty Nguyên Long còn là một mắt xích quan trọng trong việc tạo sản xuất phôi nấm hương (đông cô) bán cho các hộ dân trong khu vực và thu lại thành phẩm nấm hương từ các hộ dân để xuất đi khắp nơi trong nước.
TS. Trương Bình Nguyên đang phổ biến quy trình sản xuất nấm hương (đông cô)
Ngoài ra, đoàn chúng tôi cũng đi tham quan tại Làng nấm Đà Lạt và biết được khá nhiều loại nấm ăn cũng như nấm dược liệu tại đây.
Một số loài nấm trồng tại Làng nấm Đà Lạt.
Nấm đông cô (hương) – Lentinula edodes Nấm hoàng kim Pleurotus citrinopileatus
Nấm Hồng Ngọc Nấm Notaky
Nấm hồng chi – Ganoderma lucidum
Thưởng thức các món ăn từ nấm: snack nấm, nấm hấp, nấm chiên giòn, nấm xào sả ớt… và mua quà lưu niệm làm từ nấm.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trương Bình Nguyên đã tạo điều kiện dẫn đoàn đi tham quan, hiểu và biết nhiều hơn về sự đa dạng của các loài nấm tại Việt Nam nói chung và của Đà Lạt nói riêng.